Sư thầy làm mẹ 29 người con
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Sư thầy làm mẹ 29 người con
Sư thầy làm mẹ 29 người con
(Zing) - Trong ngôi chùa Thịnh Đại (Kim Bảng, Hà Nam) là nơi nương náu của những số phận mồ côi nhờ tấm lòng nhân hậu của sư thầy Thích Thanh Hoà.
Gần 20 năm nuôi trẻ mồ côi
Thầy là đại đức Thích Thanh Hòa, sinh năm 1970, quê ở Xuân Trường, Nam Định, hiện là trụ trì chùa Thịnh Đại (xã Đại Cương, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam). Từ năm 14 tuổi, thầy đã là người nhà phật, năm 20 tuổi, thầy đến sống và trở thành trụ trì chùa Thịnh Đại.
Nhìn dáng vẻ nho nhã của thầy, ít ai ngờ rằng từ nhiều năm nay, chính bàn tay và đôi chân thanh mảnh đó lại lấm lem trên 6 sào ruộng mỗi mùa lúa chín. Cũng một tay thầy hàng đêm chăm bẵm những đứa trẻ sơ sinh người ta vất ở cổng chùa rồi nuôi chúng khôn lớn, đi học, làm việc, nên vợ nên chồng.
“Thượng tam bảo hạ gì cũng đến tôi hết. Từ việc chợ búa, ruộng đồng đến cái nhà vệ sinh cho bọn trẻ cũng một tay tôi”- thầy vừa nói rồi vừa mang những thúng lá vối ra sân phơi.
Đúng lúc đó, cô bé Châu Anh, hơn 1 tuổi tỉnh giấc. Cô Hằng, 55 tuổi, người hiện đang giúp đỡ thầy chăm sóc các cháu nhỏ vừa bế Châu Anh đi ra, vừa cho biết: “Tiền nuôi con bé này chắc cao hơn người, từ lúc sinh ra đến giờ lúc nào cũng đau ốm, không tháng nào là không đi viện”.
Châu Anh là kết quả của một đôi trai gái yêu nhau nhưng bị gia đình phản đối. Sau khi sinh ra em được mấy ngày thì cả hai đưa em đến đây, nhờ thầy nuôi dưỡng rồi đi biệt tích đến tận bây giờ. Thương đứa nhỏ vô tội, lại xót cho bể đời trầm luân, thầy nuôi Duyên Anh cho đến tận bây giờ mà chưa một lời ca thán.
“Tôi là người cùng làng với thầy, biết thầy trên này vất vả nên từ hơn 1 năm nay lên chùa để giúp thầy chăm sóc bọn nhỏ. Nhiều lúc cũng muốn về quê sống an nhàn lắm, nhưng cứ nghĩ đến cảnh sư thầy đêm đêm phải thức thay tã, mớm sữa hay ru ngủ chúng thì tôi lại không nỡ”.
Nuôi gần 30 đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh là một điều rất khó khăn, thế nhưng để giáo dục chúng nên người, chăm học, ngoan ngoãn và có việc làm tử tế thì là điều mà không phải ai cũng làm được. Thế nhưng ở đây, những đứa trẻ đi học về, việc đầu tiên là đến chào thầy, chào khách rồi cất sách vở, sau đó tự giác đi làm việc nhà của mình, em nấu cơm, em quét nhà, em phơi củi… Không có cảnh cãi cọ nhau, níu kéo khách như cảnh thường thấy ở một số nơi nuôi trẻ mồ côi khác.
Sư thầy cho biết: “Ở đây tôi giáo dục bọn trẻ nghiêm lắm, thầy mà nạt một tiếng là sợ ngay. Tôi cũng dạy chúng sống biết tự lo lắng cho nhau, đứa lớn bế đứa bé, em dùng sách cũ của anh, anh dạy bảo em”. Có vì thế nên chúng thấy được trách nhiệm đối với nhau và ngày càng yêu thương nhau hơn, các em lớn lên vừa hồn nhiên vừa ngoan ngoãn đến mức ai gặp cũng phải yêu quý.
Mỗi năm, vào mùa khai giảng, trong lúc đám trẻ hí hửng bước vào năm học mới thì thầy lại trăm mối lo toan. Trong số 29 em, đã có 5 em đi làm, 4 em kết hôn, khoảng 10 em học từ tiểu học đến THCS, THPT ở Hà Nam, 7 em học cao đẳng, đại học ở Hà Nội. Riêng khoản học phí cũng hơn chục triệu bạc. Đó là chưa kể đến sách bút, quần áo và những khoản chi tiêu khác, thế mà từ hàng chục năm nay thầy vẫn không để em nào phải nghỉ học hay thiếu thốn một quyển sách, chiếc bút.
Thầy bảo: “Lo lắng và thiếu thốn thì nhiều lắm, nhưng nhờ ơn phật là mọi việc tôi đều thu xếp được cho các con ăn học tử tế. Giờ, mong muốn lớn nhất của tôi là xây được cái nhà cho đám trẻ ở. Một cái nhà cấp 4 cũng được, miễn sao cho chúng có chỗ ăn ngủ, học hành rộng rãi là tôi yên tâm hơn để làm việc và nuôi nấng chúng”.
Ước mơ của những đứa trẻ mồ côi
Ngồi học trên chiếc bàn nhỏ ở gác xép, xung quanh là những chồng sách vở được xếp rất ngăn nắp, Thúy Hằng tâm sự: “Cứ mỗi lần vào năm học mới, nhìn thầy tất tưởi lo cho từng quyển vở, quyển sách rồi quần áo, học phí… em lại thấy thương thầy hơn. Thầy đã cưu mang, nuôi nấng, dạy dỗ chúng em, rồi lại phải dồn một khoản thật lớn cho việc học. Em mong mình mau lớn, rồi sẽ trở thành cô giáo để sau này có thể dạy dỗ những em nhỏ mồ côi như mình”.
Thúy Hằng hiện là học sinh lớp 8 trường THCS Kim Bảng, em được gửi đến chùa từ lúc mấy tháng tuổi, sau 15 năm, em đã trở thành một cô gái xinh xắn. Ở cái tuổi “xì tin” này, trong khi các bạn thành phố đã biết trang điểm, làm đẹp, chát chít… thì em vẫn giản dị với chùm tóc cột cao và chiếc áo sơ mi trắng, đi học về là vào bếp nấu cơm ngay.
Trong khi đó, Quang Lập, sinh năm 1986, chàng trai vừa tốt nghiệp khoa điện trường ĐH Công nghiệp Hà Nội thì mong muốn mình sẽ hoàn thành khóa liên thông lên đại học, sau đó sẽ có một công việc thật tốt để hỗ trợ thầy và các em.
Lập có một gương mặt nam tính, đôi mắt sáng và nụ cười rất duyên, em là trẻ mồ côi, năm lớp 7 thì được gửi vào chùa nhờ nuôi dưỡng. Ngày mới đến, Lập là một cậu bé gầy còm, nhút nhát, nhưng sau 8 năm, em đã trưởng thành và là một người anh mẫu mực của các em nhỏ.
Những ngày này, Lập đang trong thời gian nghỉ hè nên em là chủ cửa hàng tạp hóa ngay trước cổng chùa. Cửa hàng này là do các phật tử ở khu Thành Công (Hà Nội) hỗ trợ kinh phí để nhà chùa xây nên, sau đó họ còn cho vay vốn để nhập hàng về, và bán theo giá gốc rồi “ăn” %. Dù số % không được nhiều (1 triệu được 15.000 đồng), nhưng nó cũng hỗ trợ phần nào cho đời sống của đại gia đình.
Nhìn Lập “đẹp trai ngời ngời”, lại điềm đạm, khôn khéo, nhiều phật tử ngỏ ý sẽ giúp em một công việc tốt ở Hà Nội, nhưng cậu bé cười: “Em cũng muốn lên Hà Nội đi làm, nhưng hiện tại cửa hàng đang chưa có người đứng bạn nên em phải ở lại làm khoảng 3-4 tháng. Khi nào có người giúp thầy bán hàng ở đây thì em sẽ đi học và đi làm tiếp”.
Còn cậu bé Nghĩa, học sinh lớp 9, vào chùa cách đây 2 năm do bố mẹ em li dị, người thân nghe tiếng thầy Hòa … nên đã gửi em đến đây. Hải khá gầy, gương mặt lúc nào cũng đượm một nỗi buồn, nhưng khi hỏi em mong muốn gì thì em nhìn về em bé Châu Anh rồi cười: “Em chưa biết sau này mình sẽ theo nghề gì, nhưng dù bất kỳ việc gì thì mục đích của em là sẽ giúp đỡ giúp đỡ được các em của mình”.
Đứng kế bên, bé Hải, cười tít mắt: “Em học sắp xong lớp 3 rồi, giờ em ước mình sẽ có ngay bộ sách giáo khoa lớp 4 để học trong hè này”.
(Zing) - Trong ngôi chùa Thịnh Đại (Kim Bảng, Hà Nam) là nơi nương náu của những số phận mồ côi nhờ tấm lòng nhân hậu của sư thầy Thích Thanh Hoà.
Đại đức Thích Thanh Hòa |
Gần 20 năm nuôi trẻ mồ côi
Thầy là đại đức Thích Thanh Hòa, sinh năm 1970, quê ở Xuân Trường, Nam Định, hiện là trụ trì chùa Thịnh Đại (xã Đại Cương, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam). Từ năm 14 tuổi, thầy đã là người nhà phật, năm 20 tuổi, thầy đến sống và trở thành trụ trì chùa Thịnh Đại.
Nhìn dáng vẻ nho nhã của thầy, ít ai ngờ rằng từ nhiều năm nay, chính bàn tay và đôi chân thanh mảnh đó lại lấm lem trên 6 sào ruộng mỗi mùa lúa chín. Cũng một tay thầy hàng đêm chăm bẵm những đứa trẻ sơ sinh người ta vất ở cổng chùa rồi nuôi chúng khôn lớn, đi học, làm việc, nên vợ nên chồng.
“Thượng tam bảo hạ gì cũng đến tôi hết. Từ việc chợ búa, ruộng đồng đến cái nhà vệ sinh cho bọn trẻ cũng một tay tôi”- thầy vừa nói rồi vừa mang những thúng lá vối ra sân phơi.
Đúng lúc đó, cô bé Châu Anh, hơn 1 tuổi tỉnh giấc. Cô Hằng, 55 tuổi, người hiện đang giúp đỡ thầy chăm sóc các cháu nhỏ vừa bế Châu Anh đi ra, vừa cho biết: “Tiền nuôi con bé này chắc cao hơn người, từ lúc sinh ra đến giờ lúc nào cũng đau ốm, không tháng nào là không đi viện”.
Châu Anh đang lên sởi, trừ việc hay ốm đau thì em rất ngoan |
Châu Anh là kết quả của một đôi trai gái yêu nhau nhưng bị gia đình phản đối. Sau khi sinh ra em được mấy ngày thì cả hai đưa em đến đây, nhờ thầy nuôi dưỡng rồi đi biệt tích đến tận bây giờ. Thương đứa nhỏ vô tội, lại xót cho bể đời trầm luân, thầy nuôi Duyên Anh cho đến tận bây giờ mà chưa một lời ca thán.
“Tôi là người cùng làng với thầy, biết thầy trên này vất vả nên từ hơn 1 năm nay lên chùa để giúp thầy chăm sóc bọn nhỏ. Nhiều lúc cũng muốn về quê sống an nhàn lắm, nhưng cứ nghĩ đến cảnh sư thầy đêm đêm phải thức thay tã, mớm sữa hay ru ngủ chúng thì tôi lại không nỡ”.
Nuôi gần 30 đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh là một điều rất khó khăn, thế nhưng để giáo dục chúng nên người, chăm học, ngoan ngoãn và có việc làm tử tế thì là điều mà không phải ai cũng làm được. Thế nhưng ở đây, những đứa trẻ đi học về, việc đầu tiên là đến chào thầy, chào khách rồi cất sách vở, sau đó tự giác đi làm việc nhà của mình, em nấu cơm, em quét nhà, em phơi củi… Không có cảnh cãi cọ nhau, níu kéo khách như cảnh thường thấy ở một số nơi nuôi trẻ mồ côi khác.
Đi học về là các em tự giác làm việc nhà |
Sư thầy cho biết: “Ở đây tôi giáo dục bọn trẻ nghiêm lắm, thầy mà nạt một tiếng là sợ ngay. Tôi cũng dạy chúng sống biết tự lo lắng cho nhau, đứa lớn bế đứa bé, em dùng sách cũ của anh, anh dạy bảo em”. Có vì thế nên chúng thấy được trách nhiệm đối với nhau và ngày càng yêu thương nhau hơn, các em lớn lên vừa hồn nhiên vừa ngoan ngoãn đến mức ai gặp cũng phải yêu quý.
Những đứa trẻ yêu thương, bao bọc nhau |
Mỗi năm, vào mùa khai giảng, trong lúc đám trẻ hí hửng bước vào năm học mới thì thầy lại trăm mối lo toan. Trong số 29 em, đã có 5 em đi làm, 4 em kết hôn, khoảng 10 em học từ tiểu học đến THCS, THPT ở Hà Nam, 7 em học cao đẳng, đại học ở Hà Nội. Riêng khoản học phí cũng hơn chục triệu bạc. Đó là chưa kể đến sách bút, quần áo và những khoản chi tiêu khác, thế mà từ hàng chục năm nay thầy vẫn không để em nào phải nghỉ học hay thiếu thốn một quyển sách, chiếc bút.
Thầy bảo: “Lo lắng và thiếu thốn thì nhiều lắm, nhưng nhờ ơn phật là mọi việc tôi đều thu xếp được cho các con ăn học tử tế. Giờ, mong muốn lớn nhất của tôi là xây được cái nhà cho đám trẻ ở. Một cái nhà cấp 4 cũng được, miễn sao cho chúng có chỗ ăn ngủ, học hành rộng rãi là tôi yên tâm hơn để làm việc và nuôi nấng chúng”.
Ước mơ của những đứa trẻ mồ côi
Ngồi học trên chiếc bàn nhỏ ở gác xép, xung quanh là những chồng sách vở được xếp rất ngăn nắp, Thúy Hằng tâm sự: “Cứ mỗi lần vào năm học mới, nhìn thầy tất tưởi lo cho từng quyển vở, quyển sách rồi quần áo, học phí… em lại thấy thương thầy hơn. Thầy đã cưu mang, nuôi nấng, dạy dỗ chúng em, rồi lại phải dồn một khoản thật lớn cho việc học. Em mong mình mau lớn, rồi sẽ trở thành cô giáo để sau này có thể dạy dỗ những em nhỏ mồ côi như mình”.
Thúy Hằng ở chỗ ngủ đồng thời cũng là góc học tập của mấy chị em gái |
Thúy Hằng hiện là học sinh lớp 8 trường THCS Kim Bảng, em được gửi đến chùa từ lúc mấy tháng tuổi, sau 15 năm, em đã trở thành một cô gái xinh xắn. Ở cái tuổi “xì tin” này, trong khi các bạn thành phố đã biết trang điểm, làm đẹp, chát chít… thì em vẫn giản dị với chùm tóc cột cao và chiếc áo sơ mi trắng, đi học về là vào bếp nấu cơm ngay.
Trong khi đó, Quang Lập, sinh năm 1986, chàng trai vừa tốt nghiệp khoa điện trường ĐH Công nghiệp Hà Nội thì mong muốn mình sẽ hoàn thành khóa liên thông lên đại học, sau đó sẽ có một công việc thật tốt để hỗ trợ thầy và các em.
Lập có một gương mặt nam tính, đôi mắt sáng và nụ cười rất duyên, em là trẻ mồ côi, năm lớp 7 thì được gửi vào chùa nhờ nuôi dưỡng. Ngày mới đến, Lập là một cậu bé gầy còm, nhút nhát, nhưng sau 8 năm, em đã trưởng thành và là một người anh mẫu mực của các em nhỏ.
Mới ngày nào còn bé tý, giờ Lập đã rất chững chạc khi đứng bên cạnh thầy |
Những ngày này, Lập đang trong thời gian nghỉ hè nên em là chủ cửa hàng tạp hóa ngay trước cổng chùa. Cửa hàng này là do các phật tử ở khu Thành Công (Hà Nội) hỗ trợ kinh phí để nhà chùa xây nên, sau đó họ còn cho vay vốn để nhập hàng về, và bán theo giá gốc rồi “ăn” %. Dù số % không được nhiều (1 triệu được 15.000 đồng), nhưng nó cũng hỗ trợ phần nào cho đời sống của đại gia đình.
Nhìn Lập “đẹp trai ngời ngời”, lại điềm đạm, khôn khéo, nhiều phật tử ngỏ ý sẽ giúp em một công việc tốt ở Hà Nội, nhưng cậu bé cười: “Em cũng muốn lên Hà Nội đi làm, nhưng hiện tại cửa hàng đang chưa có người đứng bạn nên em phải ở lại làm khoảng 3-4 tháng. Khi nào có người giúp thầy bán hàng ở đây thì em sẽ đi học và đi làm tiếp”.
Minh Lý sắp lên lớp 2, 8 năm trước em còn là một cô bé sơ sinh được đặt trước cổng chùa Thịnh Đại |
Còn cậu bé Nghĩa, học sinh lớp 9, vào chùa cách đây 2 năm do bố mẹ em li dị, người thân nghe tiếng thầy Hòa … nên đã gửi em đến đây. Hải khá gầy, gương mặt lúc nào cũng đượm một nỗi buồn, nhưng khi hỏi em mong muốn gì thì em nhìn về em bé Châu Anh rồi cười: “Em chưa biết sau này mình sẽ theo nghề gì, nhưng dù bất kỳ việc gì thì mục đích của em là sẽ giúp đỡ giúp đỡ được các em của mình”.
Hải sắp lên lớp 4 và em đang háo hức được học những điều mới mẻ |
Đứng kế bên, bé Hải, cười tít mắt: “Em học sắp xong lớp 3 rồi, giờ em ước mình sẽ có ngay bộ sách giáo khoa lớp 4 để học trong hè này”.
Similar topics
» Mùa thi, mùa “đi” thầy
» Chẳng thấy gì cả!
» cai nay toi thay hay nhung o phai cua toi
» Tìm thấy phần còn lại của cô gái bị chặt 16 mảnh
» Tiết lộ khuôn mặt nữ thầy tế Ai Cập 3000 năm tuổi
» Chẳng thấy gì cả!
» cai nay toi thay hay nhung o phai cua toi
» Tìm thấy phần còn lại của cô gái bị chặt 16 mảnh
» Tiết lộ khuôn mặt nữ thầy tế Ai Cập 3000 năm tuổi
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Fri Jun 19, 2009 10:15 am by cr7
» dong phim bi lo hang
Fri Jun 19, 2009 10:06 am by cr7
» hang o dau vay
Fri Jun 19, 2009 9:49 am by cr7
» thoi tang mua he cui ao
Fri Jun 19, 2009 9:45 am by cr7
» teen 9x show hang
Fri Jun 19, 2009 9:37 am by cr7
» quyen ru number 1
Fri Jun 19, 2009 9:36 am by cr7
» nhung canh hoa no muon
Fri Jun 19, 2009 9:33 am by cr7
» giao dien dep day
Wed Jun 17, 2009 9:09 am by hot gun
» minh hang tap ban
Thu Jun 11, 2009 6:52 pm by cr7